Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng được nhiều người lựa chọn, để thẩm mỹ lại hàm răng khuyết điểm: hô, thưa, móm, lệch lạc…ở mức độ nhẹ.Tuy nhiên, có nhiều luống thông tin khác nhau xoay quanh vấn đề này. Đặc biệt là việc lấy tủy răng khi bọc sứ.
Xem thêm
Thực chất, bọc răng sứ có phải lấy tủy không? nếu phải lấy tủy răng thì có ảnh hưởng gì không? Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để bổ sung những thông tin mình đang cần tìm kiếm nhé!
1. Tủy răng là gì? Vai trò của tủy răng đối với hàm răng là gì?
Các thành phần của răng gồm có: Men răng, ngà răng, tủy răng, chóp chân răng, hố rãnh, xương, dây chằng nha chu.
Trong đó, tủy răng là phần trung tâm, là một mô sống chứa các mạch máu và thần kinh cảm giác của răng. Tuỷ răng gồm hai phần: tủy thân răng (buồng tuỷ) và tuỷ chân răng.
Tủy là nguồn dưỡng chất quan trọng của răng, khi răng bị lấy tủy, phần mô răng sẽ rất yếu, giòn và dễ vỡ, dễ nứt. Trong trường hợp răng bị tổn thương, bác sĩ thường chỉ định bọc răng sứ để tăng độ bền và chắc khỏe cho hàm răng.
2. Vậy bọc răng sứ có phải lấy tủy không?
Muốn biết được trường hợp răng của mình có phải lấy tủy, điều trị tủy không, bạn cần tới phòng khám nha khoa để bác sĩ thăm khám và kiểm tra trực tiếp.
Tốt nhất là nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
Một số trường hợp, răng sâu nhưng chưa sưng, đau nhức mà lỗ sâu răng đang ăn dần vào tủy răng, cần phải có biện pháp bảo tồn phù hợp.
Nếu không thật sự cần thiết thì bác sĩ sẽ không chỉ định lấy tủy răng vì: Những răng đã lấy tủy sẽ không khỏe và chắc chắn như trước. Răng còn tủy giống như một cây xanh đang sống còn răng lấy tủy giống như một thân cây không còn nguồn sống. Theo thời gian, càng về lâu dài, bạn sẽ nhận ra sự khác nhau rõ rệt.
Càng về sau, độ bền của răng đã lấy tủy càng yếu đi, răng càng giòn và dễ mẻ, vỡ …thậm chí là gãy ngang răng.
Vì thế, trước khi quyết định có lấy tủy hay không, bạn cần cân nhắc và tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của Bác sĩ chuyên khoa, trước khi quyết định có nên điều trị tủy răng hay không.
Một số trường hợp điều trị nha khoa không cần lấy tủy phổ biến hiện nay là:
- Răng sâu nhẹ, không đau nhức
- Phục hình cầu răng sứ cho các răng sâu, mẻ, vỡ lớn… chưa lộ tủy
- Phục hình răng vàng ố, răng nhiễm màu kháng sinh, răng thưa,…
Tùy vào tình trạng, mức độ hư tổn của răng, bác sĩ sẽ quyết định có cần phải lấy tủy răng khi bọc răng sứ hay không. Nhưng trên tinh thần là giữ lại tủy răng bằng mọi cách, chỉ những trường hợp bắt buộc mới phải rút tủy.
Các trường hợp cần lấy tủy răng là:
Tủy răng là bộ phận quan trọng, nhưng nếu bị viêm nhiễm quá nặng, không thể phục hồi, thì khó có thể giữ lại được. Một số trường hợp cần điều trị tủy răng để đảm bảo sức khỏe răng là:
- Răng bị đau hoặc nhói khi ăn nhai
- Răng nhạy cảm với đồ ăn nóng và lạnh
- Răng bị sâu nặng hoặc chấn thương gây nhiễm trùng trong xương
3. Lấy tủy răng có ảnh hưởng gì không?
Trường hợp cần phải lấy tủy rồi mới bọc sứ, bạn cũng không cần quá lo lắng về vấn đề rút tủy có thể sẽ gây ra cảm giác đau nhức vì bác sĩ sẽ gây tê trước khi thực hiện lấy tủy răng.
Sau khi rút tủy răng, bạn sẽ cảm thấy không còn ê buốt như trước nữa. Vì vậy, nếu bác sĩ chỉ định nên lấy tủy trước khi bọc sứ, bạn hãy yên tâm thực hiện bởi công đoạn này nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Kinh nghiệm lựa chọn loại răng sứ phù hợp nhất theo yêu cầu
Sở hữu một hàm răng đồng đều, có tính thẩm mỹ [...]
Trồng răng implant có tốt không? Đâu là địa chỉ trồng răng uy tín tại Hà Nội?
Ngày nay, với tình trạng sức khỏe răng miệng kém, hàm [...]
Nha khoa Tây Đô – Cơ sở trồng răng implant uy tín tại Hà Nội
Dịch vụ trồng răng implant hiện nay được rất nhiều khách [...]
Có nên trồng răng implant không? Đâu là địa chỉ trồng răng implant uy tín tại Hà Nội
Trồng răng implant được coi là một phương pháp phục hồi, [...]
Vì sao cần nhổ răng khôn nằm ngang? Địa chỉ nhổ răng khôn uy tín tại Hà Nội
Răng khôn được coi là một trong những vấn đề mà [...]
Phân biệt giữa hai dịch vụ bọc răng sứ và trồng răng sứ
Hiện nay, có nhiều dịch vụ chăm sóc răng miệng được [...]